7 quy tắc dạy con của người Do Thái tạo nên tinh hoa của nhân loại

Chúng ta đều biết, Do Thái được cả thế giới công nhận là "Dân tộc thông minh nhất trên thế giới". Chỉ chiếm 0,3% dân số thế giới song 17% số người đoạt giải Nobel và 30% của cả thế giới thuộc về dân tộc này.

Người Do Thái chiếm đến 1/2 số doanh nhân giàu nhất thế giới, chiếm 1/3 số triệu phú ở Mỹ và 18/40 người đứng đầu danh sách Forbes (theo số liệu của năm 2013) cũng chính là người dân đến từ dân tộc này như ông vua dầu mỏ Rockefeller, ông trùm tài chính George Soros, ông trùm tài chính phố Wall Morgan... Dường như những người thành công nhất đều là các đại diện kiệt xuất của dân tộc Do Thái.

Không chỉ có tài kinh doanh giỏi, các bố mẹ Do Thái còn có cách giáo dục con độc đáo. Phương pháp giáo dục con của họ được đúc kết bằng 7 quy tắc quý hơn vàng dưới đây:

1. Đọc sách là cách tốt nhất để lấp đầy trí tuệ cho bộ não

Trí thông minh của người Do Thái có liên quan nhiều đến niềm yêu thích đọc sách của họ. Dù trong cảnh nghèo đói, túng quẫn, người Do Thái phải bán đồ đạc để kiếm sống thì họ cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ bán sách. Người Do Thái không bao giờ làm hỏng sách, họ sẽ luôn sửa chữa nếu sách bị hư hỏng, khi sách cũ nát không đọc được nữa, họ sẽ trịnh trọng đào một cái hố để "chôn" chúng.

Người Do Thái được mệnh danh là "dân tộc đọc sách", họ có thể đọc sách bất kể thời gian và địa điểm, trên đường phố, quảng trường hay thậm chí là nhà ga.

Chính vì sở hữu thói quen tự học được trau dồi từ khi còn nhỏ nên việc đọc sách đã trở thành một phần không thể từ bỏ của người Do Thái trong suốt quãng đời của mình. Họ tự biến trí tuệ của nhân loại thành kiến thức của mình và dùng nó để tạo ra những giá trị và của cải.

Chính vì lý do này mà cha mẹ Do Thái lúc nào cũng dạy con yêu sách vì họ biết rằng đọc sách là cách tốt nhất để lấp đầy trí tuệ cho não bộ.

2. Học là sự lặp lại không ngừng nghỉ

Người Do Thái coi việc học là "sự lặp đi lặp lại". Đọc, nói, nghe, viết phải được thực hành lặp đi lặp lại và những gì đã học phải được ghi nhớ bằng cách nhắc lại. Với phương pháp giáo dục này của người Do Thái khá tương đồng với câu nói của Lênin: "Học, học nữa, học mãi".

3. Bạn luôn là duy nhất

Cha mẹ Do Thái rất coi trọng việc xây dựng lòng tự trọng cho con. Họ dạy con suy nghĩ rằng chúng ta là duy nhất ngay từ khi còn nhỏ. Các bậc phụ huynh khuyến khích con theo đuổi mọi điều tốt đẹp và dạy con rằng sự khác biệt không liên quan gì đến bẩm sinh.

Điều này cho phép những những đứa trẻ tự tin và tin vào khả năng của mình ngay từ khi còn nhỏ. Tất nhiên cha mẹ Do Thái cũng sẽ chú ý đến việc trau dồi các đức tính khác để những đứa trẻ không tự tin một cách kiêu ngạo.

4. Đừng đánh giá mọi người qua vẻ bề ngoài và không phân biệt đối xử với người khác

Theo quan điểm của người Do Thái, sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo đôi khi có thể là khoảng cách lớn. Song họ cho rằng người giàu chưa chắc đã hạnh phúc và người nghèo chưa chắc đã tuyệt vọng. Người dân Do Thái tin vào câu nói: "Chớ khinh kẻ nghèo, vì nhiều người cũng rất uyên bác".

5. Tìm ra lý do thất bại chứ không phải tập trung đến điểm số

Khi con bị điểm kém, nhiều bố mẹ chỉ tập trung đến điểm số để la mắng. Song người Do Thái lại tập trung vào việc tìm ra nguyên nhân khiến con thất bại. Bởi thất bại này chính là chìa khóa của thành công tới.

Ví dụ nếu con bị điểm thấp trong bài kiểm tra, cha mẹ Do Thái thường không chỉ trích con mà tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết triệt để vấn đề.

6. Đặt câu hỏi là thói quen cần được trau dồi nhiều nhất

Nếu như nhiều phụ huynh Việt cảm thấy phiền phức với 1000 câu hỏi vì sao của con trẻ thì cha mẹ Do Thái lại khuyến khích chúng đưa những thắc mắc. Bởi người có trí tuệ là người biết hoài nghi và đặt câu hỏi.

Vì thế cha mẹ Do Thái luôn cổ vũ con dám đặt câu hỏi, dám thắc mắc. Khi biết đặt câu hỏi, bé sẽ hỏi càng nhiều và khi đi tìm lời giải cho thắc mắc của mình chính chúng sẽ học được những điều bổ ích.

Cha mẹ Do Thái tin rằng khi biết hỏi cũng có nghĩa là bé đã suy nghĩ về sự vật. Do đó nếu có thể tự khám phá ra câu trả lời thì bé sẽ cảm thấy hứng thú với việc học và tìm hiểu kiến thức. Vì vậy cha mẹ không chỉ khuyến khích con đặt câu hỏi mà còn cần kiên nhẫn lắng nghe và giúp con tìm được câu trả lời.

7. Trân trọng thời gian như vàng

Người Do Thái rất coi trọng thời gian và điều này được dạy ngay từ khi còn nhỏ. Dân tộc này xem thời gian là cuộc sống, là vàng bạc vì thế họ luôn nắm bắt từng phút để có được cơ hội phát triển và bứt phá.

(st)